Dạy học theo phương pháp STEAM là phương pháp giáo dục kết hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Phương pháp này chú trọng vào việc giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm. Bài viết dưới đây, hãy cùng Thiên Ánh tìm hiểu những ví dụ thực tế về phương phương Steam ngay nhé.
1. Dạy học theo phương pháp STEAM mang lại lợi ích gì?
Ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà não bộ của trẻ có tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Khi trẻ được học tập và vui chơi sẽ hình thành các phản xạ tay mắt, sáng tạo và ghi nhớ. Việc lặp lại những thói quen sẽ tạo liên kết bền chắc cho các khớp nối thần kinh giúp trẻ ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Cụ thể, dạy học theo phương pháp STEAM tại trường mầm non mang lại rất lợi ích cho trẻ như:
- Phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ và vận dụng kiến thức
- Thúc đẩy sự ham học hỏi và tinh thần khám phá
- Tạo môi trường học tập vui vẻ và hứng thú cho trẻ
Để dạy học theo phương pháp STEAM hiệu quả, giáo viên cần:
- Lựa chọn các chủ đề và hoạt động phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ
- Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
- Tạo môi trường học tập an toàn và khuyến khích trẻ phát huy tính chủ động, sáng tạo
2. Các ví dụ về dạy học theo phương pháp Steam
Dưới đây là một số ví dụ về dạy học theo phương pháp STEAM tại trường mầm non:
Ví dụ 1: Steam làm pháo hoa bằng giấy
Từ những vật liệu đơn giản và dễ tìm như: cốc giấy, bằng dính, giấy, các bạn nhỏ có thể tự làm pháo hoa bằng giấy thú vị. Thông qua hoạt động này, các bạn cũng được rèn luyện các kỹ năng như: quấn băng dính, dán, buộc, cắt,.. Cùng với đó là kỹ năng quan sát, lắng nghe, phán đoán, phân tích; kỹ năng làm việc nhóm.
Ví dụ 2: Trẻ xây dựng nhà cửa bằng các vật liệu tái chế
Trong hoạt động này, trẻ sẽ được tìm hiểu về các loại vật liệu tái chế, cách sử dụng các vật liệu này để xây dựng nhà cửa. Trẻ sẽ được tự tay xây dựng nhà cửa của mình, sử dụng các kỹ năng vận động, tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
Ví dụ 3: Trẻ trồng cây và chăm sóc cây
Trong hoạt động này, trẻ sẽ được tìm hiểu về các loại cây, cách gieo hạt, trồng cây và chăm sóc cây. Trẻ sẽ được tự tay trồng cây, tưới nước, bón phân cho cây. Hoạt động này giúp trẻ phát triển tình yêu thiên nhiên, kỹ năng quan sát và kỹ năng làm việc nhóm.
Ví dụ 4: Trẻ sáng tạo tranh ảnh bằng các vật liệu tự nhiên, tái chế
Trong hoạt động này, trẻ sẽ được tìm hiểu về các loại vật liệu tự nhiên, cách sử dụng các vật liệu này để tạo ra các bức tranh ảnh, con vật. Trẻ sẽ được tự tay sử dụng các vật liệu tự nhiên để tạo ra các bức tranh ảnh sáng tạo của riêng mình. Hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng vận động và kỹ năng phối hợp tay-mắt.
Ví dụ 5: Trẻ thiết kế và chế tạo đồ chơi – Tạo hình còn nhện
Trong hoạt động này, trẻ sẽ được tìm hiểu về các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật, cách thiết kế và chế tạo đồ chơi. Trẻ sẽ được tự tay thiết kế và chế tạo đồ chơi của mình. Hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng thực hành.
Một hoạt động Steam thú vị và dễ dàng thực hiện là tạo hình con nhện.
Giáo viên cần chuẩn bị:
- Giấy màu đen, đỏ và trắng
- Kéo
- Dây kẽm xù
- Xốp dính hai mặt
- Bút dạ đen
- Mạng nhện
Hướng dẫn:
- Hướng dẫn trẻ quan sát hình ảnh con nhện và thảo luận về đặc điểm của nó.
- Cắt các hình tròn có kích thước khác nhau từ giấy màu đen để làm thân và chân con nhện.
- Cắt một hình tròn nhỏ màu đỏ để làm bụng con nhện.
- Dán các hình tròn màu đen lên xốp dính hai mặt.
- Dùng dây kẽm xù để nối các hình tròn màu đen với nhau để tạo thành thân và chân con nhện.
- Dán bụng con nhện vào thân con nhện.
- Dùng bút dạ đen vẽ mắt, miệng và chân cho con nhện.
- Dán con nhện lên mạng nhện.
Ví dụ 6: Trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm khoa học
Trong hoạt động này, trẻ sẽ được tham gia các hoạt động thí nghiệm, quan sát các hiện tượng khoa học. Trẻ sẽ được tự tay thực hiện các thí nghiệm, quan sát các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận. Hoạt động này giúp trẻ phát triển tư duy khoa học, kỹ năng quan sát và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ví dụ 7: Hoạt động Steam với nước – Chuyền nước qua cầu
Có thể thấy nước là một vật liệu Steam phóng phú và rất hấp dẫn trẻ. Tổ chức những hoạt động vui chơi với nước là một cách tuyệt vời để thu hút trẻ tham gia vào phương pháp Steam mầm non.
Giáo viên hãy chuẩn bị một chậu/ sô nước cùng với một số cốc,… để cho trẻ thử nghiệm việc cầm cốc nước đi qua cầu và đổ đầy nước vào chậu, sau đó so sánh giữa các bạn thực hiện. Kỹ năng được sử dụng là toán học, khoa học và kỹ thuật.
Ví dụ 8: Giờ học cảm thụ âm nhạc
Cảm thụ âm nhạc là phương pháp cho trẻ tập làm quen, tiếp cận với âm nhạc thông qua các hoạt động, các trò chơi sáng tạo trong vận động, lắng nghe, ca hát, chia sẻ cảm xúc, kể chuyện,… về âm nhạc.
Ngoài vai trò kích thích trí sáng tạo, tăng khả năng ngôn ngữ,… cảm thụ âm nhạc khiến trẻ có hứng thú và sau đó sẽ dần dần yêu thích, say mê với âm nhạc.
Giáo viên có thể cho trẻ nghe một bài nhạc thiếu nhi, để trẻ lắng nghe. Sau đó, cho trẻ khám phá đạo cụ và giai điệu của bài hát. Phân chia từng tổ thể hiện bài hát, cả lớp thể hiện bài hát và cuối cùng là từng cá nhân thể hiện bài hát đó.
Trên đây là các ví dụ dạy học theo phương pháp Steam mà Thiên Ánh chia sẻ. Hy vọng, với những ví dụ bên trên thầy cô hoặc các bậc phụ huynh có thể hiểu hơn về phương pháp STEAM này và áp dụng thành công vào bài giảng, cũng như phụ huynh có thể ứng dụng dạy trẻ tại nhà theo phương pháp này hiệu quả nhất nhé!
Xem thêm: 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi bố mẹ nên biết