Steam trong giáo dục mầm non là gì? Lợi ích của phương pháp Steam

steam trong giáo dục mầm non

Steam là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Đây là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn giữa các môn học trên, nhằm khai thác tiềm năng sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn của trẻ đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực. Vậy STEAM trong giáo dục mầm non là gì? Lợi ích của phương pháp Steam mang lại là gì? Cùng Thiên Ánh tìm hiểu ngay nhé!

1. Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

ví dụ về phương pháp steam
STEAM là phương pháp giáo dục kết hợp 5 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học

Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non là một phương pháp giáo dục tích hợp các lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering), nghệ thuật (Art) và toán học (Mathematics). Phương pháp này nhằm mục đích giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện các kỹ năng và phẩm chất cần thiết, bao gồm:

  • Kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp, hợp tác
  • Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Dạy học theo phương pháp STEAM sẽ kích thích được sự tò mò của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ chủ động sáng tạo và tự giải quyết vấn đề được đặt ra, mỗi bài học theo chương trình này sẽ là một tình huống thực tế giúp trẻ rèn luyện và phát triển kiến thức và kỹ năng quan trọng.

mầm non thiên ánh
Dạy học theo phương pháp STEAM sẽ kích thích được sự tò mò của trẻ về thế giới xung quanh

Khác với phương pháp học truyền thống, thay vì đánh giá bằng điểm số, phương pháp STEAM sẽ đánh giá học sinh theo dựa trên cả quá trình học tập, trẻ sẽ không bị tạo áp lực quá nhiều trong thời gian học, giúp trẻ tìm thấy hứng thú và đam mê với việc học hơn.

Theo phương pháp này, giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ và để trẻ tự do phát huy năng lực của mình, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết vấn đề, và dạy trẻ tự lập từ nhỏ.

2. Đặc điểm của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Tích hợp các lĩnh vực

phương pháp steam
Tích hợp các lĩnh vực

Phương pháp STEAM tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học một cách chặt chẽ. Điều này giúp trẻ có cái nhìn tổng quan về thế giới xung quanh và hiểu được mối liên hệ giữa các lĩnh vực này.

Tập trung vào trải nghiệm

Phương pháp STEAM chú trọng vào việc giúp trẻ trải nghiệm thực tế. Trẻ được tham gia các hoạt động khám phá, tìm tòi, nghiên cứu để tự mình tìm ra kiến thức. Bé được bày tỏ ý kiến, nêu quan điểm, phản biện… STEAM mang lại cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm này tạo hứng thú học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho con.

Tôn trọng sự khác biệt

Một ngày của bé tại Thiên Ánh
Tôn trọng sự khác biệt của trẻ

Phương pháp STEAM tôn trọng sự khác biệt của từng trẻ. Trẻ được khuyến khích phát triển theo tốc độ và khả năng của bản thân. Mỗi bé là một cá nhân độc lập về nhận thức, sự sáng tạo và cách tìm hiểu.

3. Lợi ích của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Phương pháp STEAM mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mầm non, bao gồm:

Giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề

mầm non thiên ánh
Phương pháp Steam giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề

Phương pháp STEAM khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tìm tòi và đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác

Dạy học theo phương pháp STEAM, giáo viên sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác với bạn bè.

Giúp trẻ vận dụng kiến thức vào thực tiễn

mầm non thiên ánh
Trẻ có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

Phương pháp STEAM giúp trẻ hiểu rõ mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn. Điều này giúp trẻ có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Truyền cảm hứng và niềm đam mê cho trẻ đối với việc học tập

mầm non thiên ánh
Truyền cảm hứng và niềm đam mê cho trẻ đối với việc học tập

Khác với cách giáo dục truyền thống trẻ chỉ tiếp thu hoàn toàn thụ động kiến thức 1 chiều từ giáo viên khiến trẻ thấy nhàm chán, phương pháp giáo dục STEAM sẽ cho phép trẻ được tự do tìm tòi, khám phá và lựa chọn những chủ đề, từ đó đúc kết ra những kiến thức của bài học

Chính là là chủ động tiếp thu và vì đó là các đề tại được lựa chọn theo sở thích, nên các bé sẽ cảm thấy hứng thú và hào hứng với việc học tập tiếp thu kiến thức hơn và nhớ lâu hơn rất nhiều.

4. Cách thực hiện Steam trong giáo dục mầm non

Chuẩn bị cơ sở vật chất

mầm non thiên ánh
Nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất dạy học theo phương pháp Steam

Nhà trường cần trang bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cho các hoạt động Steam như kính hiển vi, bộ dụng cụ thí nghiệm, Lego, que kem, sơn, giấy… Bố trí không gian lớp học thân thiện, khuyến khích trẻ thực hành, khám phá. Chuẩn bị sẵn các tài liệu hỗ trợ cho giáo viên thiết kế các hoạt động Steam.

Xây dựng kế hoạch dạy học Steam

  • Xác định chủ đề, nội dung phù hợp lứa tuổi, sở thích của trẻ.
  • Thiết kế các hoạt động, trò chơi kết hợp nhiều môn học để phát triển năng lực cho trẻ.
  • Sắp xếp thời gian hợp lý, linh hoạt cho các hoạt động.

Tổ chức các hoạt động dạy học Steam

mầm non thiên ánh
Tổ chức các hoạt động dạy học theo phương pháp Steam
  • Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như thuyết trình, trình diễn mẫu, thảo luận nhóm…
  • Khuyến khích trẻ chủ động khám phá, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thể hiện sự sáng tạo của bản thân.
  • Đánh giá quá trình học tập của trẻ để điều chỉnh hoạt động phù hợp.

Ví dụ:

Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ theo chủ đề. Cho trẻ tham quan vườn thú để tìm hiểu về các loài động vật, tham quan khu công nghiệp để tìm hiểu về các máy móc, thiết bị,…; sử dụng đồ chơi, dụng cụ STEAM để giúp trẻ học tập hiệu quả hơn như sử dụng bộ đồ chơi lắp ráp để học về kỹ thuật, sử dụng bộ đồ chơi thí nghiệm khoa học để học về khoa học,…

Hoặc tham gia thực hiện các dự án STEAM như dự án trồng cây, dự án làm đồ chơi,

Lớp học tại mầm non thiên ánh
Dự án trẻ làm đồ chơi xếp hình bằng que
mầm non thiên ánh
Dự án Steam trẻ tạo hình con nhện

5. Lời khuyên khi áp dụng phương pháp Steam

mầm non thiên ánh
Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp giáo dục Steam

Đối với nhà trường

  • Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp giáo dục Steam.
  • Xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
  • Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho Steam.

Đối với giáo viên

  • Chủ động tự học, trau dồi kiến thức về Steam.
  • Linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học.
  • Chú trọng phát triển năng lực cho trẻ, không áp đặt kết quả

Đối với phụ huynh

  • Tìm hiểu và ủng hộ phương pháp giáo dục Steam của nhà trường.
  • Trang bị những đồ dùng, đồ chơi phù hợp để trẻ khám phá, sáng tạo.
  • Kiên nhẫn quan sát, động viên trẻ trong quá trình học tập.

Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết, đã giúp ba mẹ có thêm thông tin hữu ích khi tìm hiểu về Steam trong giáo dục mầm non và lợi ích của phương pháp Steam mang lại cho trẻ mầm non.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các chương trình học cho trẻ, phụ huynh có thể liên hệ với Thiên Ánh qua hotline 0983 379 958 – 0966 728 875.

Xem thêm: Các dự án nghệ thuật tại Mầm Non Thiên Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *