Phương pháp giáo dục Steam đang được nhiều phụ huynh và nhà trường quan tâm áp dụng. Đây là phương pháp dạy học tích hợp giữa Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics). Với mục đích là nhằm phát triển năng lực toàn diện và sức sáng tạo của trẻ. Vậy STEAM trong giáo dục mầm non là gì, để áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao, ba mẹ cần lưu ý những gì? Hãy cùng Thiên Ánh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. STEAM trong giáo dục mầm non là gì?
STEAM trong giáo dục mầm non là việc kết hợp các môn học STEAM một cách linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ. Phương pháp này giúp trẻ:
- Phát triển kiến thức và kỹ năng cơ bản về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học.
- Học cách giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và phản biện.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác.
- Kích thích sự tò mò, ham học hỏi và niềm đam mê khám phá thế giới xung quanh.
Các hoạt động giáo dục STEAM trong mầm non
Các hoạt động giáo dục STEAM trong mầm non thường được thiết kế dưới dạng các dự án, trải nghiệm thực tế. Trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động như:
- Thí nghiệm khoa học: Trẻ được thực hiện các thí nghiệm đơn giản để khám phá các hiện tượng tự nhiên.
- Làm đồ thủ công: Trẻ được sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản để tạo ra các sản phẩm thủ công.
- Chơi trò chơi: Trẻ được chơi các trò chơi để học hỏi về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
- Hoạt động nghệ thuật: Trẻ được tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ, tô màu, âm nhạc, múa,… để phát triển khả năng sáng tạo.
2. Những lưu ý khi dạy trẻ theo phương pháp Steam tại nhà
Xác định mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu chính của phương pháp Steam là phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành cho trẻ. Không nên ép trẻ học quá nhiều kiến thức trừu tượng. Các bài học cần thiết thực, gắn liền với thực tế đời sống và đáp ứng sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
Ba mẹ cần xác định rõ mục tiêu để lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với trẻ. Không nên áp đặt theo sở thích của người lớn.
Lựa chọn nội dung phù hợp lứa tuổi
Việc ứng dụng các kỹ năng thuộc các lĩnh vực, khoa học, công nghệ, nghệ thuật, kỹ thuật và toán học, đòi hỏi cần áp dụng, lựa chọn nội dung phù hợp lứa tuổi, vừa sức, phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của trẻ.
Ba mẹ nên tránh đưa ra những nội dung quá phức tạp, trừu tượng vượt quá khả năng hiểu biết của trẻ. Và cần chia nhỏ nội dung thành từng bước đơn giản, dễ hiểu. Kiên nhẫn hướng dẫn cho trẻ thực hành nhiều lần để nắm vững.
Kết hợp nhiều phương pháp dạy học
Bạn nên kết hợp phương pháp trực quan (thí nghiệm, quan sát…) với nhau để giúp trẻ dễ hiểu và hình dung các khái niệm.
Sử dụng trò chơi, câu chuyện để thu hút sự tập trung của trẻ. Khuyến khích trẻ thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ví dụ: Ba mẹ có thể dạy cho trẻ tại nhà bằng cách cho con chơi trong nhà bếp, tiếp xúc với các đồ đạc gia dụng quen thuộc. Và có thể chỉ cho con đâu là nồi niêu, xoong chảo, tủ lạnh, lò nướng, các vật liệu tái chế,… và giải thích cho con chức năng, công dụng của những vật này.
Tạo môi trường học tập thân thiện
Việc tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa mái tự do là một trong những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp Steam mầm non. Bố mẹ tuyệt đối không nên gây áp lực, ép buộc trẻ phải học. Mà hãy tạo không khí thoải mái, vui vẻ để trẻ hứng thú khám phá.
Khuyến khích trẻ thoải mái đưa ra ý tưởng, cách làm riêng của mình. Và có hành động khen ngợi, động viên kịp thời giúp trẻ tự tin và có động lực học tập.
Chú trọng phát triển các kỹ năng mềm
Việc rèn luyện cho trẻ các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình rất quan trọng. Trong quá trình cùng học với con, bố mẹ nên dạy trẻ biết cách cách phân chia công việc, tuân thủ quy tắc, trách nhiệm của bản thân và nhóm. Để từ đó, xây dựng tính kiên nhẫn, sự tự tin, khả năng vượt qua thử thách cho trẻ.
Truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Khác hẳn với lối dạy truyền thống, trẻ bị động hoàn toàn, chỉ tiếp thu kiến thức 1 chiều từ người dạy với khối kiến thức khổng lồ. Khi các bé học theo phương pháp STEAM thì chính con sẽ là người chủ động tiếp xúc với kiến thức được học. Do vậy, bố mẹ nên lưu ý, hãy chú ý đến cảm xúc của trẻ, giúp con có hứng thú với việc học, học thoải mái nhất, vừa học vừa chơi, vừa trải nghiệm, khám phá.
Bố mẹ hãy bắt đầu từ những dự án STEAM nhỏ
Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy bắt đầu cho con thực hiện các dự án STEAM nhỏ và dễ nhớ. Đừng vội mua những bộ dụng cụ phức tạp như mô tô, vi mạch điện,… ngay để thực hiện các dự án khoa học phức tạp.
Bố mẹ hãy cho trẻ thực hiện các dự án STEAM nhỏ, vui nhộn để khơi gợi hứng thú, niềm đam mê của trẻ trước. Một số dự án nhỏ lẻ bố mẹ có thể làm cùng trẻ ban đầu như: lắp ráp và tháo rời các mô hình bằng tăm tre, tạo vòng xoáy sắc màu từ sữa,…
Chơi trò chơi đố vui: Cách này giúp tạo môi trường cho trẻ kích thích khả năng tư duy và nhận thức. Phương pháp STEAM đòi hỏi bé có sự phản xạ, giải quyết tình huống nhanh nhạy. Bởi vậy, bố mẹ nên đặt thật nhiều câu hỏi, thắc mắc để con tư duy, suy nghĩ. Từ đó, trí não của con được phát triển toàn diện ở cả 2 bán cầu trái và phải tốt hơn.
Bố mẹ nên dành thời gian để thực hành STEAM với con
Mức độ yêu thích học STEAM của trẻ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào các ngày trong tuần, vào tâm trạng và thời gian chúng về nhà sớm hay muộn. Để trẻ có thể học STEAM tốt nhất, bố mẹ nên dành ra khoảng thời gian ngắn khoảng 20-30 phút cố định trong tuần để thực hành Steam với con.
Đầu tiên, bố mẹ hãy lên kế hoạch trước và thông báo cho con biết mình muốn cùng con làm một điều gì đó thật thú vị vào thời gian cụ thể. Có thể là buổi chiều sau giờ con đi học về. Điều này sẽ khiến trẻ không bị bất ngờ khi đột ngột bị lôi ra khỏi khoảng thời gian chơi game hay đọc truyện.
Phương pháp giáo dục Steam mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của trẻ nếu được áp dụng đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ qua bài viết, đã giúp bố mẹ có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng dạy trẻ theo phương pháp Steam đúng cách tại nhà.
Xem thêm: 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi bố mẹ nên biết