Phương pháp giáo dục Montessori là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Tiến sĩ Maria Montessori (31/08/1970 – 06/05/1952) – Người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong nên giáo dục lứa tuổi mầm non.
Phương pháp Montessori nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng và định hình nhân cách trẻ, trẻ sống tự lập và ý thức cao hơn, trẻ thông minh hơn khi học tập cùng Montessori, trí nhớ của trẻ được phát triển cực tốt, tính nhân văn được đề cao… Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, phương pháp giáo dục Montessori vẫn còn nguyên giá trị và có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Hiện nay Montessori đã được áp dụng giảng dạy trên hơn 25.000 trường học ở Mỹ (6000), Nhật Bản (4000), Anh (800)
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục sớm Montessori cũng trở nên khá ưa chuộng tại Việt Nam và được các trường mầm non, các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, tìm hiểu và áp dụng.
1. Nguồn gốc phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục sớm Montessori được đặt tên theo người sáng lập, tạo nên phương pháp của nhà giáo dục Maria Montessori. Bà là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: triết học, giáo dục học và còn là nữ bác sĩ đầu tiên tại Ý. Và là người trực tiếp xây dựng và phát triển phương pháp Montessori ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục mầm non.
Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống?
Phương pháp giáo dục Montessori | Phương pháp giáo dục truyền thống |
Phương pháp học cá nhân hoá, trẻ chủ động với việc học tập thông qua các giáo cụ đa giác quan | Lớp học thụ động thông qua các bài học lấy Giáo viên làm trung tâm |
Lớp học có các độ tuổi khác nhau là môi trường xã hội tự nhiên bao gồm nhiều lứa tuổi và thúc đẩy trẻ kiến tạo bản thân. Trẻ thích làm việc để cảm nhận được kết quả khi hoàn thành công việc | Lớp học cố định theo từng nhóm tuổi đòi hỏi cần có những phần thưởng bên ngoài như xếp loại, cạnh tranh,… |
Trẻ được trao quyền để lựa chọn và tự đưa ra quyết định về hoạt động theo sở thích và năng lực của bản thân. | Chương trình học chung yêu cầu trẻ thực hiện công việc giống nhau tại cùng một thời điểm, không quan tâm đến sở thích và năng lực cá nhân |
Trẻ được thực hiện hoạt động theo nhịp độ của mỗi cá nhân, giúp trẻ làm việc trong khoảng thời gian liên tục, không bị ngắt quãng | Hoạt động chung cả lớp: Mỗi môn học được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi trẻ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhịp độ của cả lớp |
Sự độc lập được thúc đẩy trong lớp học bằng những hoạt động thiết kế khoa học để khuyến khích sự phát triển tối đa của mỗi cá nhân trẻ | Sự phụ thuộc ngày càng tăng lên bởi các hoạt động do Giáo viên thực hiện. |
Việc tự đánh giá diễn ra khi trẻ học các đánh giá hoạt động của mình một cách chủ động thông qua việc sử dụng giáo cụ đúng cách và thực hiện hoạt động cá nhân | Sự so sánh trong lớp học diễn ra bởi các hoạt động đều do Giáo viên đánh giá và xếp loại. Trẻ tự đánh giá chính mình là “giỏi nhất” hoặc “kém nhất” trong lớp. |
Giáo dục thực nghiệm tạo cho trẻ những trải nghiệm thực tế, cụ thể, là nền tảng cho những khái niệm trừu tượng | Giáo dục trừu tượng khiến cho trẻ học tập thông qua việc ghi nhớ một cách máy móc |
Sự tương tác chặt chẽ giữa Giáo viên và trẻ giúp cho việc đánh giá quá trình phát triển của trẻ chính xác và hoàn chỉnh hơn về trí tuệ và tâm lý | Dạy học tập thể ngăn cản sự tương tác chặt chẽ giữa cá nhân và Giáo viên. Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá sự tiến bộ của trẻ |
2. Phương châm giáo dục của phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình.
- Lấy trẻ làm trung tâm phát triển
- Lấy khả năng tự học làm cơ sở
- Tôn trọng các đặc điểm, tính cách, sở thích riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng của mình.
- Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh
Lợi ích mà phương pháp giáo dục sớm Montessori mang lại
- Trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi đam mê, hứng thú của mình cho đến khi trẻ muốn đổi qua các hoạt động khác từ đó giúp trẻ tự lập, tự khám phá
- Giúp trẻ hình thành khả năng cư xử, suy nghĩ một các độc lập từ sớm qua các giáo cụ Montessori và các trẻ khác. Mỗi trẻ có ít nhất 3 tiếng/ ngày hoạt động với các giáo cụ Montessori, giáo viên không có quyền làm gián đoạn khi trẻ đang có hứng thú với hoạt động của mình. Trẻ được tự khám phá qua việc tự chơi, tự học và tự định hình về thế giới
- Trẻ được giáo dục rất sớm về tính nhân văn qua đó hình thành phát triển tính cách hiền hòa, nhân áo và tự chủ
3. Nội dung chương trình học Montessori tập trung vào các lĩnh vực
Thực hành cuộc sống
Các bài tập trong thực hành cuộc sống có vai trò khá thiết thực với trẻ nhỏ. Những bài tập này được áp dụng với mục đích trực tiếp giúp trẻ tăng cường và phát triển sự độc lập trong việc: thực hiện các hoạt động vận động căn bản, chăm sóc môi trường của mình, tự phục vụ bản thân, giúp trẻ củng cố và phát triển sự phối hợp của các hoạt động cơ thể
Phát triển giác quan
Giác quan là một phần quan trọng trong phương pháp Montessori Và trong hệ thống giáo cụ Montessori theo tiêu chuẩn quốc tế việc phát triển cả 5 giác quan (Thính giác – Thị giác – Xúc giác – Khứu giác – Vị giác) bao gồm các giáo cụ giúp trẻ phân biệt về to, nhỏ, dài, rộng, ngắn, …, giúp trẻ nhận biết được các hình khối, màu sắc bằng trực giác và xúc giác, phân biệt mùi vị, âm thanh, các chất liệu, …
Toán học
Toán học trong Montessori là tối ưu về phương pháp khi có một hệ thống đào tạo Toán học ưu việt theo một quá trình từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi. Hệ thống các bài học về Toán trong Montessori đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, nhưng trên tất cả là rất thú vị, làm cho trẻ hứng khởi và không có cảm giác Toán học khô khan hay khó tiếp thu.
Địa lý
Giúp trẻ có kiến thức địa lý cơ bản hình dung thế giới của trẻ và nơi trẻ đang sống. Những kiến thức về địa lý là vô cùng bổ ích cho sự phát triển trí tuệ cũng như khả năng khám phá môi trường xung quanh của các bé.
Lịch sử
Được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho trẻ với các bức ảnh lịch và tháng.
Khoa học
Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, thực vật và động vật, học về cấu tạo cây, lá, hoa, quả, cấu tạo cơ thể,… với phương pháp giáo dục Montessori trẻ được tiếp xúc một cách toàn diện với các lĩnh vực và kiến thức trong cuộc sống. Kết hợp với các giáo cụ trong lớp thì việc học tập của các con trở nên dễ dàng và thiết thực hơn.
Nghệ thuật
Giúp trẻ có được những kỹ năng tự thể hiện bản thân với các giáo cụ Montessori về nghệ thuật với bút chì, màu nước, sơn keo,… và các loại vật liệu khác.
Âm nhạc
Là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học với các hình thức khác nhau như giai điệu, nhạc cụ, …
Ngôn ngữ
Ở lĩnh vực Ngôn ngữ tạo tại Mầm non Thiên Ánh, trẻ không chỉ được nghe, nói, nhìn thấy chữ cái qua các giáo cụ mô phỏng chân thật (chữ in hoa, chữ in thường), các tấm card, hình ảnh thật liên quan,… mà còn trực tiếp được cảm nhận chúng thông qua tiếp xúc của đầu ngón tay trên nền giấy nhám, cát,… Bài học về số nhám và chữ cát là những hoạt động thú vị luôn hấp dẫn trẻ, giúp các con dễ dàng làm quen với bề mặt chữ, số để ghi nhớ và mô phỏng các chữ cái và số trên giấy, hình thành kỹ năng viết theo mẫu, viết sáng tạo.
Giáo dục thể chất
Kể từ khi trẻ biết chuyển động và vận động cơ thể trẻ học được cách kiểm soát các cơ lớn và nhỏ.
Xem thêm: