1. Phương pháp Glenn Doman là gì?
Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm áp dụng cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được đặt theo tên nhà sáng lập Glenn Doman. Phương pháp này ứng dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải, giúp trẻ tiếp cận thông tin về từ, lượng, một cách dễ dàng. Nhằm kích thích sự phát triển của 2 bán cầu não của trẻ vận động
Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) tốt nghiệp ngành Vật lý trị liệu năm 1940 tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ông là người sáng lập Viện Nghiên cứu thành tựu Tiềm năng con người (IAHP) vào năm 1955. Đồng thời, chính là người tiên phong trong lĩnh vực chữa trị và phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Qua các nghiên cứu của mình và cộng sự, ông cho ra đời phương pháp giáo dục Glenn Doman. Trong vòng 7 năm qua kể từ ngày phương pháp dạy trẻ mầm non này xuất hiện tại Việt Nam, đã có hàng trăm ngàn cha mẹ đã áp dụng thành công cho con của mình.
Giáo sư Glenn Doman là nhà tiên phong trong việc phát triển tiềm năng trẻ nhỏ. Giáo sư Glenn Doman là nhà tiên phong trong việc phát triển tiềm năng trẻ nhỏ.
2. Lợi ích của phương pháp Glenn Doman
Lợi ích của phương pháp Glenn Doman mang đến cho trẻ như sau:
- Trẻ biết đọc sớm
- Trẻ làm toán
- Phát triển toàn diện trí thông minh và trí nhớ.
- Phát triển toàn diện cả IQ và EQ của bé
- Kích thích các giác quan và trí thông minh bẩm sinh của trẻ
- Giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng, phát triển khả năng giao tiếp
- Giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn
3. Cơ sở phương pháp Glenn Doman: Giai đoạn “vàng” của não bộ
Giai đoạn vàng tốt nhất để một đứa trẻ tiếp thu và phát triển trí tuệ tốt nhất chính là 6 năm đầu đời. Lúc mới sinh, não của một đứa trẻ chỉ ở mức 25% so với người lớn. Nhưng khi trẻ lên 3 tuổi, não bộ lại phát triển được 90% so với người trưởng thành. Đến độ tuổi từ 5-6, não của trẻ chỉ còn phát triển được thêm 10%.
Ở mỗi người, não trái đảm nhiệm chức năng ghi nhớ các sự vật, sự việc theo ấn tượng từng phần. Trong khi đó, não phải giữ vai trò chủ đạo trong việc ghi nhớ một thông tin nhanh chóng với độ chính xác cao, dù không cần cố gắng phân tích hay hệ thống hóa thông tin.
Nguyên lý hoạt động của não phải như vậy được gọi là phương pháp chụp nguyên mảng. Tương tự như một chiếc máy chụp hình, não phải giúp trẻ ghi nhận thông tin một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, sự phát triển của não phải lại chỉ diễn ra trong khoảng 6 năm đầu đời. Sau đó sẽ giảm dần để nhường sự phát triển cho não trái.
Dựa trên căn cứ này, mục đích chính của giáo dục sớm chính là giúp não phải phát triển một cách toàn diện nhất, song hành hỗ trợ cho não trái của mỗi đứa trẻ về sau. Và phương pháp Glenn Doman ra đời như một phương pháp giáo dục sớm hữu hiệu nhất.
Tác dụng của phương pháp giáo dục Glenn Doman gồm: giúp trẻ ghi nhớ, tư duy logic và xử lý mọi thứ một cách chủ động, linh hoạt. Việc học thông qua các giáo cụ trực quan như thẻ flashcard, dotcard, trẻ sẽ trở nên thích thú với việc tìm hiểu và xử lý mọi thông tin một cách tự nhiên nhất.
Ngoài ra, dinh dưỡng cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua trong giai đoạn phát triển của não bộ này.
4. Cách giáo dục sớm cho trẻ với phương pháp Glenn Doman như thế nào?
Phương pháp Glenn Doman được áp dụng cho những trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên. Cha mẹ đặt mua những bộ dotcard và flashcard có từ / số sẵn có ở nhà sách, hoặc tự chuẩn bị những tấm thẻ làm từ bìa các tông, sau đó ghi mỗi từ/số lên. Quy tắc dạy chính là cha mẹ sẽ giới thiệu các thẻ này cho con mình mỗi ngày, lặp lại nhiều lần trong ngày.
Các bậc phụ huynh áp dụng Phương pháp dạy con Glenn Doman theo các cách thức sau đây:
4.1. Chương trình đọc học theo phương pháp Glenn Doman
Dạy con theo cách giáo dục sớm Glenn Doman giúp phát triển toàn diện.
Cha mẹ chuẩn bị một bộ thẻ flashcard, mỗi bộ gồm 3 chủ đề và mỗi chủ đề sẽ có 5 từ. Như vậy, trẻ sẽ học và nhận biết được 15 từ liên quan đến 3 chủ đề khác nhau. Mỗi lần giới thiệu, cha mẹ đưa ra một thẻ từ và để trẻ nhìn trong vòng 15 giây. Lần lượt giới thiệu từng thẻ từ theo cách như trên, cho đến khi hết 15 thẻ.
Lịch học tập trong vòng 5 ngày, với cùng 15 từ thuộc 3 chủ đề đó. Trong mỗi ngày tiếp theo, bỏ đi 1 tấm thẻ từ cũ của mỗi chủ đề. Thay vào đó 1 thẻ từ mới với chủ đề tương ứng. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết toàn bộ 3 chủ đề. Sau đó, cha mẹ có thể tiếp tục chuyển qua các chủ đề khác.
Trong một ngày, cha mẹ có thể dạy trẻ từ 2-3 lần, không nên cố gắng nhồi nhét, bắt trẻ học quá nhiều. Do điều này sẽ gây phản tác dụng, khiến trẻ mất hứng thú học tập, thậm chí chán ghét, sợ học và ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài. Trong quá trình dạy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và vui đùa cùng con để con thoải mái hơn. Quá trình dạy cũng nên theo mức độ, với những từ đơn giản trước, đến những từ ghép khó hơn về sau.
4.2. Chương trình học Toán theo phương pháp Glenn Doman
Ngày đầu tiên, cha mẹ cho trẻ xem từng thẻ chứa từng số từ 1-5. Sau đó, cho trẻ nghỉ ngơi và trò chuyện để tạo cảm giác thoải mái và hưng phấn cho trẻ.
Bước sang ngày thứ hai, cha mẹ giới thiệu các số từ 6-10. Làm tương tự cho đến ngày thứ 20. Lúc này, cha mẹ đã giới thiệu tất cả các số trong phạm vi 100.
Lưu ý, có thể giới thiệu các thẻ này cho trẻ từ 2-3 lần/ngày và mỗi lần phải cách xa nhau khoảng 2 tiếng. Bên cạnh đó, có thể xáo trộn thứ tự các thẻ số trong những lần giới thiệu sau đó.
4.3. Chương trình Tìm hiểu về thế giới xung quanh
Dạy con theo phương pháp Glenn Doman đối với những bé từ 2 tuổi bạn nên bắt đầu bằng những bộ thẻ hình ảnh sinh động về thế giới xung quanh. Trong tâm trí các con, màu sắc và những hình ảnh bắt mắt luôn khơi dậy sự tò mò, hiếu kỳ.
Nhận diện được các loài hoa quả, động vật, đồ vật trong nhà, phương tiện lưu thông,… Bộ thẻ thế giới xung quanh vừa gần gũi vừa đẹp mắt sẽ đưa con khám phá nhiều hơn về những điều thú vị trong cuộc sống.
Bố mẹ có thể thay đổi thẻ hình, thẻ chữ và thẻ số để con tiếp xúc đa dạng hơn. Trong lúc bé nhận diện các loại thẻ người lớn bên cạnh có thể kích thích bằng cách đặt ra những câu hỏi, trò chơi, khen ngợi và phản ứng tích cực khi con chọn đúng thẻ theo yêu cầu…
4.4. Chương trình vận động theo phương pháp Glenn Doman
Vận động thể chất là một hoạt động không thể thiếu. Không những phát triển cơ thể mà trí não bé trong quá trình hoạt động cũng không ngừng tiếp nhận thông tin và xử lý. Điều này rất có ích cho trẻ phát triển trí thông minh, linh hoạt.
Khi áp dụng theo phương pháp Glenn Doman, bố mẹ sẽ được gợi ý về các bài tập chơi với con, tương tác và động viên bé trong các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và gia tăng thể lực toàn diện.
Chương trình vận động theo phương pháp Glenn Doman.Chương trình vận động theo phương pháp Glenn Doman thường tạo sự hứng khởi cho bé.
5. Lưu ý khi dạy con theo phương pháp Glenn Doman
Phương pháp Glenn Doman chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu cha mẹ áp dụng đúng cách. Do đó, chúng ta cần lưu ý những điểm như sau. Tránh việc dẫn đến việc không đạt các kết quả không như mong đợi:
Cha mẹ cần sử dụng ngữ điệu và cách truyền đạt sôi nổi, tạo cảm hứng học tập cho trẻ. Tránh việc dùng giọng quá cứng nhắc, khô khan và quá nhiều tính lý thuyết. Trẻ em sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và không còn thích thú với việc học nữa.
Không nên bắt ép tiếp tục học khi trẻ cảm thấy nhàm chán. Không còn nhiều hứng thú với các thẻ chữ/số hoặc những trò vận động nữa. Thay vào đó, hãy dành thời gian động viên trẻ. Trò chuyện cùng con để lắng nghe những mong muốn của con, tạo cảm giác thoải mái hơn.
Thao tác thay thế thẻ nhanh chóng, đảm bảo không quá 3 giây/thẻ. Khi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman, thao tác quá chậm sẽ khiến trẻ mất tập trung, sao nhãng việc học. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của lần học đó.
Các thẻ dạy học phải được làm bằng chất liệu an toàn với sức khỏe và đảm bảo tốc độ lật thẻ nhanh. Tốc độ lật thẻ của cha mẹ sẽ bị giảm sút nếu những thẻ đó không được làm từ chất liệu chuẩn.
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và động viên con mình sau khi đã thực hiện xong 5 lần tráo thẻ. Việc làm này giúp cha mẹ và trẻ thêm gần gũi nhau hơn. Đồng thời, trẻ cũng cảm thấy được tiếp thêm năng lượng, tiếp tục cố gắng học tập.
Tôn trọng cảm xúc của trẻ khi dạy con bằng phương pháp Glenn Doman. Nếu trẻ có xu hướng không thoải mái hoặc cảm thấy khó chịu, hay giống như bắt ép khi bắt đầu buổi học. Cha mẹ hãy trò chuyện để nắm bắt được tâm trạng của con mình. Bởi trong trường hợp này, dù cha mẹ cố gắng nhồi nhét bao nhiêu, trẻ cũng không thể tiếp thu được.
Không gian học tập lý tưởng, yên tĩnh và thoáng đãng. Trẻ sẽ chẳng thể học tập được nếu xung quanh có quá nhiều tiếng ồn.
Lựa chọn những chủ đề gần gũi với trẻ. Chẳng hạn như cây cỏ, con vật, hoa, xe cộ, nghề nghiệp,… Điều này giúp trẻ dễ hình dung và kết nối được những gì mà trẻ đang học với thế giới xung quanh mình.
Tuy nhiên, đôi khi, việc áp dụng tại nhà có thể sẽ không đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện. Có nhiều trường hợp thực hiện sai cách, khiến trẻ không những không tiếp thu được các bài học mà còn dần xa lánh, sợ hãi cha mẹ hơn.
Vì vậy, hiện nay tại nhiều trường mầm non, giáo dục sớm theo phương pháp của Glenn Doman đã được đưa vào áp dụng. Trong đó có thể kể đến là Hệ Thống Mầm Non Thiên Ánh. Thiên Ánh đã áp dụng chương trình giáo dục trẻ sớm Glenn Doman trong nhiều năm liền cũng như được nhiều quý vị phụ huynh tin tưởng giao phó trọng trách nuôi dạy con cái.